Số lượng các vấn đề qua 9 số báo:
Tư liệu số 1: 15 vấn đề Tư liệu số 5: 13 vấn đề
Tư liệu số 2: 14 vấn đề Tư liệu số 6: 11 vấn đề
Tư liệu số 3: 17 vấn đề Tư liệu số 7: 14 vấn đề
Tư liệu số 4: 15 vấn đề Tư liệu số 8: 11 vấn đề
Tư liệu số 9: 3 vấn đề Tổng cộng: 113 vấn đề
KHÁI QUÁT NỘI DUNG CHÍNH TỪ CÁC VẤN ĐỀ CỦA CÁC BÀI BÁO
Từ 113 vấn đề được các tác giả nêu ra qua các bài báo, có thể khái quát thành các mảng nội dung như sau.
Mảng nội dung thứ nhất: Sự cần thiết phải nghiên cứu lịch sử dòng họ, dòng họ, đạo đức và văn hoá dòng họ, văn hoá gia đình, vấn đề gia đình và dòng họ hiện nay
1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề xây dựng văn hoá gia đình, văn hoá dòng họ, Võ Văn Lộc, (Tư liệu số 7, 2018).
2. Lịch sử cho ta một duyên may hiếm có, Mạc Đường (Tư liệu số 4, 2017).
3. Lạc Việt trường tồn, Văn Lang bất khuất, Mạc Đường (Tư liệu số 8, 2019)
4. Về sự cần thiết phải nghiên cứu lịch sử và văn hoá dòng họ hiện nay (Mạc Đường, Tư liệu số 2, 2016)
5. Bài phát biểu của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải ngày 18-2-2012 (Tư liệu số 2, 2016).
6. Văn hoá dòng họ, một thực thể của văn hoá Việt Nam, Mạc Đường, (Tư liệu số 3, 2016)
7. Văn hoá gia đình và việc nâng cao nhân cách, Phan Kim Dung (Tư liệu sớ, 2018)
8. Suy ngẫm về dòng họ và đạo đức xã hội hiện nay Nguyễn Tuấn Triết, (Tư liệu số 3, 2016)
9. Đạo đức xã hội và giải pháp trang Web diễn đàn dòng họ Lê Bá Quang, (Tư liệu số 3, 2016).
10. Dòng họ trước vấn đề đạo đức và xây dựng con người mới, Hoàng Văn Lễ, (Tư liệu số 3, 2016).
11. Văn hoá dòng họ Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, Nguyễn Văn Hiệu (Tư liệu sỗ, 2017).
12. Tầm quan trọng của nghiên cứu phả hệ (Dịch từ: GenealogylnTime Magazine) Nguyễn Thị Minh Châu (Tư liệu số 4, 2017)
13. Văn hoá gia đình dòng họ và gia phả Việt Nam – Hội thảo khoa học ngày 25/12/2015, Nguyễn Thanh Bền (Tư liệu số 2, 2016)
14. Ý thức về tộc họ trong một số tác phẩm văn xuôi sau năm 1975, Bùi Quang Trường (Tư liệu số, 2018)
15. Một số khái niệm cơ bản về dòng họ, quan hệ dòng họ, Vũ Thị Ngọc Hà (Tư liệu số 1, 2013)
16. Giá trị văn hoá tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với truyền thống nhân văn thượng võ Việt Nam, Huỳnh Quốc Thắng- Huỳnh Tuấn Kiệt (Tư liệu số 8, 2019)
17. Niềm tin đời thường và tín ngưỡng Quốc tổ Hùng Vương, Mạc Đường (Tư liệu số 7, 2018).
18. Nước Văn Lang và Âu Lạc (Tiếp cận dân tộc học), Duy Phương (Tư liệu số 7, 2018)
19. Tổ quốc – Đất nước và lịch sử dòng họ, Hoàng Minh Duyệt (Tư liệu số 7, 2018).
20. Văn hoá dòng họ - di sản kết nối huyết thống và thân tình mọi nhà, Trần Văn Đường, viết tại Orego, Mỹ (Tư liệu số 7, 2018)
21. Đặc điểm giáo dục truyền thống văn hoá gia đình và dòng họ qua gia phả (từ thực tiễn Việt Nam), Huỳnh Quốc Thắng, (Tư liệu số 9, 2020, từ trang 7- 12
22. Việc thờ cúng Mẫu Âu Cơ tại Xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà, Tỉnh Phú Thọ, Cao Thị Ánh Nguyệt (Tư liệu số 9, trang 92-95).
Mảng nội dung thứ hai: Về con người Việt Nam, về gia đình, dòng họ, giáo dục gia đình, dòng họ, chữ hiếu.
1- Tìm hiểu tác phẩm “Gia đình giáo dục” của Qua Bằng Vân dưới ngòi bút biên dịch của Huỳnh Thúc Kháng (Nguyễn Hữu Sơn, Tư liệu số 2, 2916)
2- Điểm sách: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam của GS Trần Văn Giàu, Hoàng Văn Lễ (Tư liệu số 2, 2016)
3- Chủ nghĩa yêu nước trong tác phẩm Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam của GS Trần Văn Giàu, Nguyễn Chơn Trung (Tư liệu số 2,2016)
4- Vấn đề xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay, Tài Lê Khanh (Tư liệu số 3, 2916)
5- Tổ quốc thiêng liêng, dòng họ vĩnh truyền, Võ Ngọc An (Tư liệu số 7, 2018).
6- Sự chuyển biến văn hoá gia đình truyền thống ở Việt Nam trong quá trình hội nhập, Võ Văn Dũng - Nguyễn Văn Hạnh (Tư liệu sổ, 2016)
7- “Nếp nhà” trong văn hoá gia đình người Việt, Trương Thị Lam Hà (Tư liệu số 3, 2016)
8- Trăn trở về “chữ hiếu” Việt Nam, Nguyễn Thanh Bền (Tư liệu số 3, 2016)
9- Vai trò của gia đình đối với thực trạng phạm tội của trẻ vị thành niên, Lê Tùng Lâm, (Tư liệu số 4, 2015)
10- Gia đình Việt Nam trong bước chuyển từ truyền thống sang hiện đại, Phan Kim Dung (Tư liệu số 4, 2017)
11- Một nền móng cấu trúc của mỗi gia đình dòng họ văn hoá, Nguyễn Thanh Bền (Tư liệu số 8, 2019).
12- Sự biến đổi của văn hoá gia đình Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Lê Thị Thanh Hằng (Tư liệu sỗ, 2017)
13- Mạch nguồn nếp sống văn hoá trong dòng họ, Hoàng Thị Kiều Trang (Tư liệu số 3, 2016).
14- Truyền thống nhân văn thượng võ trong tính cách người Sài Gòn, Huỳnh Tuấn Kiệt và Huỳnh Quốc Thắng (Tư liệu số 5, 2017).
15- 28 tháng 6, Ngày Gia đình Việt Nam, đôi điều suy ngẫm, Nguyễn Thanh Bền (Tư liệu số 5, 2017).
16- Tác động của toàn cầu hoá đối với văn hoá truyền thống của gia đình Việt Nam (Đào Lê Thanh Hoàng (Tư liệu số 5, 2017)
17- Giáo dục đạo đức gia đình trong bối cảnh hiện nay, Phạm Thị Hồng Mộng Ngọc (Tư liệu số 5, 2017)
18- Triết lý hiếu nghĩa trong gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, Lê Tùng Lâm (Tư liệu số 5, 2017)
19- Gia đình – Tế bào của xã hội, Lê Ngọc Diệu (Tư liệu số 5, 2017).
20- Sự biến đổi giá trị văn hoá gia đình dưới tác động của đô thị hoá – nhìn từ Thành phố Hồ Chí Minh, Đỗ Cao Phúc (Tư liệu số 5, 2017).
21- Giá trị văn hoá truyền thống của các dòng họ người Hoa ở Hội An, Đào Vĩnh Hợp – Võ Thị Tuyết (Tư liệu số 5, 2017).
22. Võ cổ truyền Việt Nam với yêu cầu xây dựng nền văn hoá võ đạo vững mạnh, Hoàng Quốc Khanh (Tư liệu số 5, 2017).
23- Hành trình một dòng họ, Hoàng Minh Duyệt (Tư liệu số 5, 2017)
24- Ưu và khuyết điểm của gia trưởng, tộc trưởng ngày nay, Trúc Huỳnh (Tư liệu số 6, 2018)
25- IELTS nghiên cứu lịch sử gia đình, Nguyễn Nhật Minh Châu (Tư liệu số 6, 2018),
26- Những đặc điểm của họ Vũ – Võ Việt Nam, Vũ Hiệp (Tư liệu số 8, 2019)
27- Nhận thức đúng các vấn đề về dòng họ và gia phả Việt Nam hiện nay, Võ Ngọc An (Tư liệu số 8, 2019)
28- Nhà Gia phả Võ Văn Sổ - người góp công xây dựng phương pháp dựng phả, Hoàng Văn Lễ (Tư liệu số 8, 2019)
29. Những dòng họ nổi tiếng về võ thuật ở Bình Định, Hồ Văn Tường (Tư liệu số 9, 2020, trang 96-104).
Mảng nội dung thứ ba: Gia phả: Lập (dựng) gia phả, gia phả học, các trường hợp nghiên cứu cụ thể
1- Định nghĩa gia phả học của một số nước: Thử đề xuất định nghĩa cho Việt Nam, Lê Bá Quang (Tư liệu số 5, 2017).
2- Lịch sử dòng họ và gia phả học, Mạc Đường (Tư liệu số 1, 2013)
3- Phác thảo Gia phả họ Nguyễn ở Cù lao Giêng (An giang) với danh tướng Nguyễn Văn Thư, Hoàng Văn Lễ (Tư liệu số 2, 2016).
4- Các vua Hùng trong tâm khảm Hồ Chí Minh, Đinh Thu Xuân (Tư liệu số 3, 2016)
5- Vị thế gia phả học trong sử học và văn hoá học, Nguyễn Thanh Bền (Tư liệu số 7, 2018).
6- Những hiểu biết chung về gia phả học, Võ Ngọc An (Tư liệu số 2, 2016)
7- Tóm tắt về gia phả, Võ Ngọc An (Tư liệu số 4, 2017)
8- Nguyễn Chánh Sắt, một cây đàn chính trong dàn nhạc “văn học quốc ngữ” đầu thế kỷ XX, Hoàng Văn Lễ (Tư liệu số 5, 2017)
9- Ghi chép về Bến Dược, hiểu thêm nguồn gốc một địa danh, Diệp Hồng Phương (Tư liệu số 2, 2016).
10- Nguyễn An Ninh dưới góc nhìn gia phả học, Nguyễn Thanh Bền (Tư liệu số 2, 2016)
11- Tổ phụ và tổ quán Võ Duy Dương, Phan Kim Dung, Tư liệu số 2, 2016).
12- Dựng gia phả giải quyết những khúc mắc của lịch sử, Diệp Hồng Phương (Tư liệu sỗ, 2017)
13- Nữ cựu chiến binh Cao Thị Đài, một cuộc đời bền bỉ, Hoàng Minh Duyệt (Tư liệu số 4, 2017).
14- Họ Lê ở xã Xuân Tô, Tỉnh An Giang khai quang lập ấp và tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Lê Ánh Hồng (Tư liệu số 4, 2017).
15- Chuyện kể về ngọn đèn trên bàn thờ gia tiên, Trần Nguyên Phò (Tư liệu số 4, 2017).
16- Người phụ nữ Việt Nam hiện đại, Đinh Xuân Hảo (Tư liệu số 4, 2017).
17- Hoà thượng Thiện Chiếu – người con ưu tú của dòng họ Nguyễn ở xã Vĩnh Hựu, Huyện Gò Công Tây, Tỉnh Tiền giang, Thích Như Niệm (Tư liệu số 3, 2016).
18- Vũ Tuyên Hoàng, người con ưu tú của dòng họ Vũ Võ, Nguyễn Văn Tuấn (Tư liệu số 3, 2016)
19- Một số nhân vật tiêu biểu của họ Cao xưa và nay, Cao Bá Nghiệp (Tư liệu số 3, 2016)
20- Họ Hồ ở Thành phố Hồ Chí Minh phát huy truyền thống lịch sử văn hoá dòng họ với tộc họ và gia đình, Hồ Bá Thâm (Tư liệu số 3, 2016)
21- Bạn có chắc rằng họ chính là tổ tiên của mình? Sự sai sót này trong nghiên cứu phả hệ trở nên phổ biến, Melanie Mayo, Nguyễn Nhật Minh Châu dịch (Tư liệu số 5, 2017
22- Đóng góp của Ông Võ Văn Sổ cho Trung tâm nghiên cứu và thực hành gia phả thành phố Hồ Chí Minh, Phan Kim Dung (Tư liệu số 5, 2017).
23- Vị tiến sĩ cuối cùng nhà Nguyễn: Tiểu sử Ông nghè Võ Khắc Triển, Hồ Việt Kim Chi (Tư liệu số 1, 2013).
24- Gia phả học góp phần chấn hưng đạo đức gia đình, Nguyễn Thanh Bền (Tư liệu số 1, 2013.
25- Gia phả học là lịch sử học, Diệp Hồng Phương (Tư liệu số 1, 2013).
26- Đồng chí Tô Hiệu- người từ yêu nước chân chính trở thành người cộng sản mẫu mực, Tô Quyết Tiến (Tư liệu số 8, 2019)
27- Thần Tô Lịch, Tô Quyết Tiến (Tư liệu số 7, 2018)
28- Ông Đào Trọng Hằng – ngọn lửa cách mạng sớm nhất của Chi họ Đào, gốc Ấp Đông Trung, Xã Tân Chánh, Huyện Cần Đước, Tỉnh Long An, Phan Kim Dung (Tư liệu số 8, 2919).
29- Tộc Phan trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Phan Kim Dung (Tư liệu số 8, 2019)
30- Quá trình thực hiện bộ gia phả họ Trần (Giáo sư Trần Văn Giàu), Nguyễn Thanh Bền, (Tư liệu số 1, 2013).
31- Kỷ niệm sâu sắc trong nghề dựng phả, Phan Kim Dung (Tư liệu số 1, 2013)
32- Họ Mạc Hậu Giang là thuỷ tổ họ Hoàng gốc Mạc Cẩm Xuyên Hà Tĩnh?, Hoàng Minh Duyệt (Tư liệu số 6, 2018).
33- Hai chi họ Trương tiêu biểu ở Tỉnh Long An, Nguyễn Thanh Bền (Tư liệu số 6, 2018).
34- Tô Bửu Giám, người tận tuỵ với cách mạng, một người hết lòng vì dòng họ, Tô Quyết Tiến (Tư liệu số 6, 2018).
35- Nhớ mãi một người anh (Võ Văn Sổ), Phan Anh Điền (Ba Khắc) (Tư liệu số 8, 2019)
36- Phát huy văn hoá gia đình dòng họ và con người Bến Tre trong sự nghiệp phát triển bền vững của tỉnh nhà, Hoàng Văn Lễ (Tư liệu số 7, 2018).
Mảng nội dung thứ tư: Thờ cúng - Lễ giỗ - những vấn đề tâm linh
1- Bốn vị “Thánh linh bất tử” thời Hùng Vương, Mạc Đường (Tư liệu số 6, 2018)
2- Bàn thờ gia tiên, Nguyễn Thanh Bền (Tư liệu số 2, 2016)
3- Vị trí, ý nghĩa giỗ Tổ Hùng vương trong văn hoá truyền thống Việt Nam, Huỳng Quốc Thắng – Huỳnh Tuấn Kiệt (Tư liệu số 4, 2017).
4- Văn tế giỗ Tổ Hùng Vương, Hoàng Văn Lễ (Tư liệu số 4,2017).
5- Đám giỗ có vị trí quan trọng trong việc thờ cúng Tổ tiên, Nguyễn Thanh Bền (Tư liệu số 1, 2013)
6- Niềm tin đời thường và tín ngưỡng Quốc Tổ Hùng Vương, Mạc Đường (Tư liệu số 7, 2018)
Mảng nội dung thứ năm: Bố cục gia phả, ứng dụng gia phả
1- Luận bàn về kỹ năng phả học thực hành, Mạc Đường (Tư liệu số 8, 2019)
2- Bố cục hợp lý của bài phả ký, Võ Ngọc An (Tư liệu số, 2016).
3- Ứng dụng tiềm năng con người trong thực hành gia phả, Võ Minh Trí (Tư liệu số 2, 2016).
Mảng nội dung thứ sáu: Di sản
1- Di sản Hán Nôm, nguồn tư liệu quý để dựng gia phả, Nguyễn Thanh Bền (Tư liệu số 7, 2018)
2- Từ Bến Tre, nghĩ về dòng họ và dân tộc, Mạc Đường (Tư liệu số 7, 2018).
3- Tư liệu về tổ tiên người Việt, lược dịch từ mục 5, các trang 136-148, chương II- TS A.I. MUKHLINOV, Mạc Đường (Tư liệu số 7, 2918, từ trang 93-97).
Từ 6 mảng nội dung, có thể rút lại thành 7 chủ đề:
Nhiều tác giả khẳng định vấn đề cội nguồn dân tộc, tổ tiên, đồng bào, dòng họ và gia đình. Quốc tổ, quốc mẫu Âu Cơ, Tổ tiên, Ông bà, Dòng họ, Cha mẹ còn mãi.
2) Chủ đề thứ hai:
Sự cần thiết phải nghiên cứu lịch sử dòng họ, dòng họ, đạo đức và văn hoá dòng họ, văn hoá gia đình, vấn đề gia đình và dòng họ hiện nay, tác động của văn hoá gia đình, văn hoá dòng họ trong việc xây dựng nền văn hoá dân tộc tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.
3) Chủ đề thứ ba:
Phẩm giá con người Việt Nam, sự cần thiết phải đặt vấn đề giáo dục gia đình, dòng họ, chữ hiếu. Nhân cách được hình thành từ gia đình.
Gia phả: Lập (dựng) gia phả, gia phả học, các trường hợp nghiên cứu dựng gia phả cụ thể. Mong muốn tiến tới thành lập ngành gia phả học trong các trường đại học.
Thờ cúng Quốc tổ, tổ tiên, ông bà - Lễ giỗ - những vấn đề tâm linh
Bố cục gia phả, ứng dụng gia phả, cấu tạo một bộ gia phả hoàn chỉnh
Gia phả là di sản của mỗi gia đình, dòng họ. Là công cụ đắc lực giáo dục truyền thống gia đình, dòng họ.
Tóm tắt từ 7 chủ đề
Qua 9 tập tư liệu (hay tạp chí) của Viện Lịch sử dòng họ từ năm 2013 đến nay vô hình trung cho thấy bước đầu đã hình thành một hệ thống lý luận và thực tiễn xoay quanh hoạt động gia phả, như:
- Khái niệm gia phả, khái niệm dòng họ; khái niệm gia phả học theo cách hiểu của người Việt Nam;
- Nội dung truyền thống, truyền thống dân tộc, truyền thống gia đình; văn hoá, văn hoá gia đình, văn hoá dòng họ.
- Phương pháp giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống gia đình;
- Phương pháp xây dựng bộ gia phả hoàn chỉnh; hình thức của một gia phả,
- Nội dung đầy đủ và hợp lý của một gia phả;
- Sử dụng gia phả để giáo dục truyền thống thông qua lễ hội.
- Việc lập bàn thờ gia tiên, nhà từ đường và gìn giữ ba báu vật của mỗi gia đình người Việt, phát huy truyền thống nhân văn thượng võ trong cốt cách mỗi người Việt .
Gia phả học là lịch sử học của mỗi gia đình. Nhớ Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) để nhắc nhở con cháu về đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Hoạt động gia phả hiện nay được chỉ dẫn bới những quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam; được mở rộng tầm nhìn khi hợp tác giao lưu với các nước.
Hiện nay trong cả nước mới chỉ có một Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử dòng họ/hay Tập Tư liệu khoa học về Lịch sử Dòng họ, vì vậy, những vấn đề được nêu ra trong Tạp chí này có tính mới mẻ và do đó nó có giá trị khai phá, giá trị mở đường. Tác giả tham gia viết bài là những người có đóng góp tích cực về mặt xã hội cho công tác giáo dục truyền thống gia đình, dòng họ; xây dựng văn hoá gia đình dòng họ, góp phần giáo dục nhân cách cho mỗi thanh niên, tiến tới đóng góp vào sự phát triển của ngành gia phả học sau này.
Một số hạn chế
Qua khái quát những nội dung cơ bản từ 9 tập tư liệu/tạp chí của Viện, bên cạnh những ưu điểm, còn có các hạn chế sau.
- Về nội dung, bên cạnh khá nhiều bài khai thác được chiều sâu của vấn đề nghiên cứu còn có các bài chỉ mới nêu được mặt ngoài của vấn đề, chưa giải quyết được trọng tâm của bài viết.
- Nhiều đề tài lặp lại, hoặc gần giống nhau, nguyên nhân các tác giả không có thông tin lẫn nhau nên “mạnh ai nấy viết”. Cũng có thể, các đề tài trùng lặp là do các đề tài có tính thời sự, cần thiết phải lên tiếng trước dư luận xã hội.
- Về phương pháp: Đa số bài chưa nêu phương pháp nghiên cứu, vì thế, trong lập luận và đề xuất còn mang nặng tính chủ quan.
- Về trích dẫn tài liệu tham khảo: Có khá nhiều bài không nêu xuất xứ trích dẫn và tài liệu tham khảo, đây cũng là hệ quả của những bài viết mang tính chủ quan của tác giả.
Nhìn chung những hạn chế của bài viết khoa học thường cũng là hạn chế chung của người cầm bút, nhất là ở thời kỳ đầu, khó tránh khỏi hạn chế mặt này hay mặt khác. Vì vậy, nhiều người nói: Viết báo là một quá trình. Một bài báo mang tính nghiên cứu khoa học càng đòi hỏi phải nâng cấp quá trình đó.
Hướng khắc phục hạn chế của bài nghiên cứu
Để khắc phục hạn chế trên đây, chúng tôi xin lưu ý các tác giả một số điểm sau.
1. Mảng đề tài về cội nguồn dân tộc, tổ tiên, đồng bào, dòng họ và gia đình là mảng đề tài rất rộng và liên quan tới nhiều ngành khoa học, tuỳ theo vị trí/chuyên môn và hứng thú của người viết mà có thể khai thác ở những góc độ và mức độ khác nhau. Bạn đọc xem qua 113 vấn đề của 9 số tạp chí này để có thể tìm, khai thác đề tài sao cho phù hợp, tránh trùng lắp những bài đã viết. Bác Hồ, Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc Hội nước ta, Chính phủ cũng đã từng có nhiều ý kiến và văn bản chỉ đạo về vấn đề này. Các nhà nghiên cứu cần tìm hiểu, làm rõ những vấn đề này, góp phần làm căn cứ hay cơ sở lý luận cho nghiên cứu của mình.
Khuyến khích những đề tài mở rộng, học tập kinh nghiệm của các nước, trong đó có những bài phiên dịch từ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hoa (Ở Tư liệu số 6, 2018, trang 60 có đăng bài nói về một kỳ thi tiếng Anh lấy chứng chỉ IELTS có đưa ra vấn đề gia phả).
Khuyến khích những đề tài khai thác từ công trình khoa học cấp trường, cấp thành phố, những đề tài viết giới thiệu bộ gia phả có giá trị, bộ gia phả vừa được hoàn thành, …
2. Nghiên cứu đề tài giới thiệu dòng họ có số lượng gia phả nhiều nhất, bài học kinh nghiệm của họ, viết về một hay một số gia phả tiêu biểu. Theo dõi và viết về những dòng họ văn hoá, gia đình văn hoá… ở Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đề tài thuộc loại phỏng vấn quan chức hoặc đại diện dòng họ về nhận thức, đánh giá hoạt động dựng phả hiện nay. Đánh giá của công chúng về cái được và chưa được của vấn đề gia phả, định hướng để phát triển gia phả đối với các gia đình/dòng họ hiện nay chưa có gia phả.
4. Khuyến khích các đề tài nghiên cứu mối quan hệ trong giáo dục về gia phả, về truyền thống giữa nhà trường – gia đình và xã hội
5. Kế hoạch hợp tác với mạnh thường quân trong việc dựng gia phả cho các gia đình/dòng họ có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, danh nhân, doanh nghiệp chưa có gia phả.